Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày.Làm thế nào để phòng ngừa ?

 

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có thể được điều trị bằng các phương pháp như sau:

Phẫu thuật: Ung thư dạ dày có nên mổ không? Đối với ung thư phẫu thuật (mổ) là phương pháp hiệu quả để điều trị ung thư  giai đoạn sớm. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Khi ung thư ở vào các giai đoạn tiến triển, bệnh nhân vẫn có thể được tư vấn thực hiện phẫu thuật để làm giảm các biến chứng như tắc nghẽn dạ dày hoặc chảy máu do ung thư.

Hóa trị: Là phương pháp dùng các loại thuốc chống ung thư đặc biệt để tiêu diệt và ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư. Hóa trị có thể được thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với xạ trị sau phẫu thuật. Phương pháp này còn được sử dụng để làm giảm các triệu chứng hoặc kéo dài tuổi thọ cho những bệnh nhân mắc ung thư tiến triển nhưng không thể tiến hành phẫu thuật.

Xạ trị: Dùng các tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Sau phẫu thuật, có thể áp dụng xạ trị cùng với hóa trị để tiêu diệt mọi tế bào ung thư còn sót lại chưa được cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật. Ở những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày tiến triển, xạ trị có thể có tác dụng làm giảm tắc nghẽn dạ dày. Phương pháp này còn được sử dụng để cầm máu trong trường hợp chảy máu do ung thư và không thể phẫu thuật.

Điều trị đích: Cũng là phương pháp trị ung thư bằng thuốc nhưng thuốc ở đây là một liệu pháp có mục tiêu cụ thể, tấn công vào các gen hay protein chuyên biệt được tìm thấy ở tế bào ung thư hoặc những tế bào có liên quan đến sự phát triển của khối u. Một số bệnh nhân ung thư dạ dày bị dư thừa một loại protein thúc đẩy tăng trưởng có tên là HER2 trên bề mặt tế bào ung thư. Các u có nồng độ HER2 gia tăng được gọi là dương tính với HER2. Trastuzumab (Herceptin®) là một loại kháng thể nhân tạo nhắm vào protein HER2. Thuốc này khi sử dụng kết hợp với hóa trị có thể giúp những bệnh nhân mắc ung thư tiến triển, dương tính với HER2 sống lâu hơn so với khi chỉ dùng hóa trị đơn độc.

Điều trị miễn dịch: Sử dụng các loại thuốc tác động vào hệ miễn dịch của người bệnh, giúp tiêu diệt tế bào ung thư.

Làm thế nào để phòng ngừa ung thư dạ dày?

Ở các quốc gia phát triển, các kỹ thuật làm lạnh cho phép bảo quản nhiều thực phẩm tươi hơn thay vì sử dụng thực phẩm ướp muối, dẫn tới tỷ lệ ung thư đã giảm trong những năm qua. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp để phòng ngừa ung thư dưới đây:

  • Sử dụng nhiều loại trái cây và rau quả tươi hơn
  • Giảm dung nạp các thực phẩm ướp muối và thực phẩm hun khói.
  • Bỏ việc hút thuốc
  • Nắm được bệnh sử của bản thân (ví dụ như nhiễm khuẩn H. pylori trước đây) và kiểm tra sàng lọc thường xuyên bằng nội soi dạ dày.

Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn gì?

Bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm có lượng chất xơ thấp, chất xơ hòa tan

Các chất xơ hòa tan rất tốt cho dạ dày. Bệnh ung thư dạ dày sẽ khiến cho các chức năng của dạ dày bị suy giảm và mất dần các chức năng cơ bản. Những thực phẩm với lượng chất xó thấp bệnh nhân nên ăn như:

  • Ngũ cốc có hàm lượng chất xơ thấp, nguyên cám: Bệnh nhân  nên ăn các loại ngũ cốc ít chất xơ như gạo trắng, bánh mì trắng, lúa mì, các sản phẩm từ gạo trắng, hoặc mì ống thông thường, đậu, mè đen…
  • Chọn ăn các loại hoa quả ít chất xơ, hoặc loại bỏ phần xơ của hoa quả. Ví dụ như khi ăn táo, bạn nên bỏ vỏ vì vỏ táo chứa giàu chất xơ; nên uống 180ml nước hoa quả nguyên chất mỗi ngày. Các loại hoa quả đóng họp, hoa quả nấu chính và không quả không vỏ thường chứa ít chất xơ. Một số loại hoa quả chứa ít chất xơ điển hình như: táo, chuối, đu đủ…
  • Chọn rau củ ít chất xơ hoặc loại bỏ phần xơ của rau củ. Các loại rau củ chứa hàm lượng chất xơ thấp thường là rau củ đóng hộp, rau củ nấu chín, rau củ mềm, rau củ không hạt và nước ép rau nguyên chất. Các loại củ nấu mềm tốt cho dạ dày như: khoai tây, khoai lạng, khoai sọ, sắn, bí đỏ, bí xanh…
  • Nghệ vàng – một thực phẩm tuyệt vời giúp phòng ngừa và hạn chế ung thư dạ dày

Nghệ là loại gia vị quen thuộc của người dân Việt Nam với giá thành rẻ, dễ tìm nhưng ít người biết được rằng nghệ cũng là một trong những thực phẩm kỳ diệu giúp hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày.

Hoạt chất chính trong nghệ là Curcumin, đã được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc nhiều thế kỷ do khả năng chữa bệnh rất tốt. Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học phương Tây cũng bắt đầu chú ý nhiều hơn đến hợp chất phi thường này. 

Theo các nghiên cứu gần đây, Curcumin có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ giúp nó có tác dụng hiệu quả cao đối với hầu hết mọi loại ung thư, kể cả ung thư dạ dày.

ung-thư-dạ-dày-nên-ăn-gì
ung-thư-dạ-dày-nên-ăn-gì

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Chicago tại Mỹ cho thấy chất Curcumin ức chế vi khuẩn H. pylori gây ung thư dạ dày. Curcumin cũng đã được chứng minh là kích hoạt chu trình apoptosis – một cơ chế tự hủy trong tế bào ung thư và để tiêu diệt các gốc tự do.

Ngoài ra, Curcumin còn có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa rất tốt giúp nâng cao hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.

  • Bổ sung thực phẩm chứa Allicin

Allicin là một chất hóa học có ở trong tỏi và các loài thực vật khác trong họ thực vật Allium khi cây bị nghiền nát hoặc cắt nhỏ.

Các nghiên cứu đã xác nhận rằng allicin có hoạt tính ức chế Helicobacter pylori, vi khuẩn liên quan đến việc tăng nguy cơ loét dạ dày và ung thư. Điều này có thể giải thích tại sao dân số có mức tiêu thụ tỏi cao đã được chứng minh là có tỷ lệ mắc ung thư thấp hơn.

  • Bôr sung thực phẩm có chứa Beta-Glucans

Beta-glucans là các polysacarid tự nhiên, có mặt trong các loại thực phẩm khác nhau giàu chất xơ hòa tan.

Theo một số nghiên cứu ở người, beta-glucans có thể giúp chống ung thư bằng cách đi qua các tế bào miễn dịch vào khu vực ung thư và bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư. Các đặc tính chống ung thư của beta-glucans cũng đã được quan sát thấy trong nhiều thử nghiệm trên động vật.

Nguồn thực phẩm tốt của beta-glucans bao gồm nấm hương, ngũ cốc và yến mạch.

  • Ăn các thực phẩm giàu protein, sắt, canxi, chất béo

Những người bị ung thư dạ dày cần bổ sung protein và calo mỗi ngày. Người bệnh có thể bổ sung hàm lượng protein, calo, canxi, sắt và chất béo… qua các loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống như:

  • Protein có nhiều trong trứng, sữa, phomat và các chế phẩm từ sữa.
  • Bổ sung canxi và vitamin D trong chế độ dinh dưỡng như cá mòi, bắp cải, bông cải xanh, sữa, trứng, pho mát và bánh mì…. Vitamin D được tìm thấy nhiều trong bơ thực vật, bơ, dầu cá và trứng.
  • Bổ sung Sắt cho người bệnh ung thư dạ dày. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra sắt trong thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn…) dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể hơn so với sắt được tìm thấy trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau lá xanh và trái cây sấy khô
  • Tăng cường chất béo cho người bệnh bằng cách thêm bơ và đồ ăn hoặc ăn bánh puding với kem.
  • Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối hay di căn cần đến sự chăm sóc của mọi người xung quanh về chế độ dinh dưỡng hợp lý và sự động viên tinh thần.
  • Bệnh nhân nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, rau quả trái cây tươi…
  • Nên ăn chín uống sôi, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: thịt, cá, trứng, sữa…
  • Tuyệt đối kiêng ăn mặn và các thực phẩm cay nóng gây hại dạ dày.

Người bị ung thư dạ dày kiêng ăn gì?

Những người bị ung thư dạ dày không nên sử dụng các thực phẩm sau:

  • Các thực phẩm, chất kích thích

Các sản phẩm chứa chất kích thích thường thấy như rượu, bia, café, thuốc lá… đều là những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh. Do đó, những người mắc bệnh ung thư tuyệt đối không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá.

  • Các loại thực phẩm lên men, đồ chua không tốt cho dạ dày

Thực phẩm lên men là những thực phẩm dễ tạo cảm giác ngon miệng như dưa muối, cà muối, thịt muối, thịt ngâm…Tuy nhiên các thực phẩm này đều làm tăng nguy cơ 

Ngoài ra, bệnh nhân ung thư dạ dày tuyệt đối tránh sử dụng các loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống, hoa quả chua gây hại cho dạ dày như chanh, cam, bưởi, dâu tây…

  • Không ăn nhiều các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ khó hòa tan

Nếu ăn nhiều các thực phẩm, đồ ăn, hoa quả chứa các chất xơ khó hòa tan sẽ khiến dạ dày khó tiêu hóa; dạ dày sẽ phải tăng cường hoạt động, co bóp nhiều để bẻ gẫy đc các liên kết và tiêu hóa đc những chất này. Nhưng những người mắc căn bệnh này thường có chức năng dạ dày cũng bị ảnh hưởng, nen việc hạn chế tiêu thụ các chất xơ khó hòa tan sẽ làm giảm gánh nặng cho dạ dày. 

Các loại chất xơ khó hòa tan thường có trong các loại thực phẩm như: Ngũ cốc nguyên hạt: Lúa mạch nguyên hạt, lúa mạch đen nguyên hạt, lúa rừng, lúa miến, kiều mạch, lúa mì nghiền thô…; Các loại đậu nguyên hạt: đậu nành, đậu xanh, đậu đen xanh lòng, đậu đỏ…; Các loại bắp nguyên hạt: bột bắp nguyên hạt, bắp rang…; và các loại hạt khác: yến mạch nguyên hạt, hạt kê, hạt quinoa, vừng đen…; Các loại hạt chứa vỏ; Các loại trái cây và rau xanh: đặc biệt có nhiều trong vỏ, thân và cuống

  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa hàm lượng đường cao và đồ ngọt

Rau quả có đường khó tiêu như giá đỗ, cần tây, măng tây, cải Brussels, tỏi tây, hành tây, súp lơ, bắp cải, bông cải xanh… thường chứa các loại đường khó tiêu hóa với hàm lượng cao. Khi các loại đường này đi xuống đại tràng, khí được thải ra như một sản phẩm phụ.  

Một số loại trái cây có hàm lượng fructose cao như nho, anh đào, lê, mận, dưa hấu, chà là…. Đây là những loại hoa quả mà bệnh nhân ung thư dạ dày không nên ăn quá nhiều.

Tránh ăn nhiều các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn như kẹo, bánh ngọt, soda thường, bánh quy…

  • Không nên ăn thực phẩm nướng ở nhiệt độ cao

Các món như thịt nướng, cá nướng… đều là món ăn hấp dẫn tuy nhiên trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra môt số chất có thể gây ra tình trạng ung thư dạ dày.

  • Giảm các chất phụ gia đặc biệt là muối trong quá trình chế biến và bảo quản

Nghiên cứu cho thấy rằng một lượng muối cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Các khu vực có mức tiêu thụ muối cao thường có xu hướng mắc bệnh ung thư dạ dày cao

Các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư. Người bệnh ung thư khi ăn các loại thức ăn, đồ uống có chứa các chất này sẽ càng làm cho tình trạng bệnh xấu hơn.

Do vậy, nên sử dụng các phương pháp bảo quản khác thay thế cho chất phụ gia hoặc cắt giảm muối trong các món ăn hàng ngày như sử dụng tủ lạnh trong, tập thói quen ăn nhạt…

Bài viết này nhà thuốc Hapu đã tổng hợp những thông tin liên quan đến ung thư dạ dày, dấu hiệu, nguyên nhân và các phương pháp điều trị và phòng ngừa.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0923283003 để được tư vấn và hỗ trợ hoặc truy cập vào website Nhathuochapu.vn để biết thêm chi tiết.

https://docs.google.com/spreadsheets/d/1uus7_r5PYZgZ4dn_d-YfpXi1vNPIGViRhknHUMdkd2c/edit#gid=196283469

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc Lenvaxen 4mg

Thuốc Lenvima 4mg Lenvatinib

Thuốc Garnotal 100mg