Ung thư cổ tử cung xét nghiệm gì để chẩn đoán? Các phương pháp điều trị

 

Ung thư cổ tử cung xét nghiệm gì để chẩn đoán?

Để chẩn đoán bệnh ung thư có thể làm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm Pap: Các bác sĩ thường làm xét nghiệm Pap để phát hiện ra các tế bào bất thường ở cổ tử cung, từ đó sẽ giúp ngăn chặn các tế bào này phát triển thành ung thư. Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán ví dụ như sinh thiết
  • Xét nghiệm HPV COBAS: kết hợp với xét nghiệm Pap cùng lúc để sàng lọc ung thư cổ tử cung và giúp cho bác sĩ theo dõi nếu như có kết quả xét nghiệm Pap bất thường.
  • Soi cổ tử cung để quan sát cổ tử cung.
  • Sinh thiết khoét chóp: Bằng cách lấy mẫu mô ở cổ tử cung và quan sát dưới kính hiển vi.
  • Kiểm tra tử cung, âm đạo, trực tràng và bàng quang.
  • Làm các xXét nghiệm máu để kiểm tra xương, máu và thận.
  • CT scan: Nhằm mục đích xác định khối u và mức độ lan rộng của các tế bào ung thư.

Trong đó các phương pháp này thì xét nghiệm HPV COBAS là xét nghiệm uy tín và cho hiệu quả nhất để ngăn ngừa ung thư. Xét nghiệm HPV COBAS có thể phát hiện đến 92% trường hợp ung thưmức độ cao, nhờ đó làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh này và hạn chế các can thiệp y khoa không cần thiết.

Đặc biệt, xét nghiệm còn giúp phát hiện được các nguy cơ dẫn đến tiền ung thư ngay cả trước khi có những biến đổi tại tế bào cổ tử cung. Qua kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị chính xác và hiệu quả nhất đối với từng bệnh nhân.

Khi đã được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung, các bác sĩ sẽ đánh giá kích thước của ung thư và mức độ lan rộng của bệnh. Quá trình này có thể gồm các xét nghiệm sau:

  • Khám phụ khoa (có thể gồm cả khám trực tràng): để kiểm tra tử cung, buồng trứng và các cơ quan khác gần cổ tử cung.
  • Nội soi bàng quang: Bằng cách sử dụng ống soi bàng quang để nhìn vào bên trong của bàng quang và niệu đạo.
  • Nội soi đại tràng: toàn bộ đại tràng sẽ được kiểm tra bằng dụng cụ nội soi.

Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung

Với sự phát triển vượt bậc của y học, nhiều bệnh ung thư hiện nay có thể điều trị dứt điểm, trong đó có ung thư cổ tử cung.

Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị cơ bản để điều trị ung thư cổ tử cung vẫn là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, ngoài ra còn có thể sử dung số phương pháp bổ trợ khác.

  • Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp chính trong điều trị ung thư cổ tử cung, dùng để loại bỏ khối u hoàn toàn cùng với một phần cổ tử cung hoặc toàn bộ tử cung. Có nhiều kỹ thuật để phẫu thuật trong điều trị bệnh này, có thể chia thành 2 nhóm chính như sau:

  • Phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản: Dùng điều trị cho những bệnh nhân trẻ tuổi vẫn muốn tiếp tục sinh con và khi kích thước của khối u ung thư còn nhỏ và ở dạng khu trú thì phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản sẽ được ưu tiên.  Bác sĩ có thể xem xét và lựa chọn 1 trong các phương pháp sau:
  • Phẫu thuật khoét chóp: bằng cách dùng LEEP hoặc Laser.
  • Phẫu thuật lạnh bằng Nitơ lỏng.
  • Phẫu thuật cắt bằng điện.

Với những phẫu thuật này, thì bệnh nhân sau điều trị vẫn có khả năng mang thai và sinh con nhưng vẫn có những ảnh hưởng nhất định.

  • Phẫu thuật hoàn toàn mất khả năng sinh sản: Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung ở giai đoạn tiến triển, đã lan rộng đến lớp biểu mô của cổ tử cung, hạch bạch huyết và các mô lân cận thì việc phẫu thuật tại chỗ không thể giải quyết được hoàn toàn bệnh. Lúc này, bệnh nhân cần phải làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung và các cơ quan vùng chậu tùy vào mức độ di căn của bệnh:
  • Phẫu thuật cắt bỏ tử cung sẽ làm mất khả năng sinh sản của phụ nữ
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần tử cung là cổ tử cung, thân tử cung sẽ được cắt bỏ bằng cách mổ mở ổ bụng hoặc mổ nội soi.
  • Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tử cung: Ngoài việc cắt bỏ tử cung, thì các vùng lân cận có thể đã di căn cũng được cắt bỏ như phần trên âm đạo, ống dẫn trứng, buồng trứng…  
  • Phẫu thuật cắt bỏ cơ quan vùng chậu: Cắt bỏ toàn bộ tử cung, âm đạo, buồng trứng, trực tràng, bàng quang khi mà ung thư đã lan rộng và xuất hiện với số lượng nhiều tại vùng bụng dưới và vùng chậu.
  • Xạ trị

Xạ trị là phương pháp có thế điều trị riêng lẻ hoặc điều trị kết hợp với hóa trị, phẫu thuật để làm tăng hiệu quả tiêu diệt ung thư. Ung thư cổ tử cung có thể điều trị bằng 1 hoặc cả hai cách sau:

  • Xạ trị trong cơ thể: đặt ghép gần tử cung một máy chiếu xạ trị kích thước nhỏ để tiêu diệt tế bào ung thư, biện pháp này có hiệu quả với các trường hợp bệnh nhân giai đoạn đầu. Xạ trị có thể sẽ gây ra một số vấn đề về sức khỏe cho người bệnh
  • Xạ trị ngoài cơ thể: Sử dụng máy chiếu xạ kích thước nhỏ tiện lợi nhưng không thể chiếu ra tia X năng lượng cao với số lượng nhiều và liên tục nên không thể dùng được trong trường hợp ung thư nặng và nhiều tế bào bệnh khắp cơ thể. Lúc này cần phải thực hiện bằng máy chiếu xạ lớn, và chiếu quanh tử cung với liệu trình 1 ngày/lần, mỗi tuần thực hiện 5 lần kéo dài từ 5 – 6 tuần.
  • Hóa trị

Phương pháp hóa trị có hiệu quả trong điều trị ung thư đã di căn rộng đến nhiều cơ quan, lúc này việc phẫu thuật và xạ trị đều không đạt được hiệu quả tốt. Tuy nhiên, điều trị ung thư bằng hóa trị có thể khiến cho bệnh nhân gặp nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy, rụng tóc, nôn, mệt mỏi, nhiệt miệng, chán ăn, mãn kinh sớm…

Ngoài 3 phương pháp chính trên, 1 số phương pháp tiên tiến cũng đang được nghiên cứu và áp dụng trong điều trị ung thư cổ tử cung nhưng chi phí tương đối cao. 

  • Liệu pháp điều trị trúng đích: Bằng ciệc dùng thuốc có tác dụng ngăn cản việc hình thành các mạch máu mới quanh khối u ung thư, từ đó sẽ làm giảm sự phát triển và teo nhỏ khối u.
  • Liệu pháp miễn dịch: Sử dụng thuốc Keytruda bằng đường tiêm tĩnh mạch là liệu pháp được lựa chọn cuối cùng khi mà bệnh nhân ung thư không đáp ứng điều trị với hóa trị và xạ trị.

Bệnh nhân ung thư cổ tử cung uống thuốc gì?

Một số thuốc được sử dụng phổ biến được trong các phác đồ điều trị ung thư có thể nhắc đến như:

  • Cisplatin: là một thuốc hóa chất được dùng trong điều trị ung thư cũng như các ung thư khác như ung thư tinh hoàn, buồng trứng, ung thư vú, ung thư bàng quang… và được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch.  
  • Docetaxel: hay có tên thương hiệu là Taxotera dùng trong điều trị ung thư cũng như điều trị ung thư vú, đầu, cổ, ung thư dạ dày, tuyến tiền liệt… sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch.
  • Paclitaxel: đây là một thuốc điều trị ung thư cổ tử cung có tên thương hiệu là Taxol được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch. Có thể tiêm Dexamethasone trước để giảm thiểu các tác dụng phụ do Paclitaxel gây ra.
  • 5 – flourouracil: thuộc nhóm thuốc điều trị ung thư và có tác động vào hệ thống miễn dịch, thuộc loại kháng pyrimidin. Flourouracil khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa tạo nên chất ức chế thymidylat sunthetase khiến cho quá trình tổng hợp ADN không có đủ thymidin khiến tế bào ung thư bị tiêu diệt. Flourouracil thường chỉ định chữa ung thư , ngoài ra còn sử dụng trong điều trị ung thư dạ dày, vú, tụy, trực tràng…
  • Ifosfamide: ifosfamide được dùng để ngăn chặn và làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Ifosfamide được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch, có thể phối hợp cùng Cisplatin.
  • Carboplatin: được dùng trong điều trị ung thư cổ tử cung cũng như ung thư buồng trứng, ung thư não… So với cisplatin thì carboplatin ít gây ra các tác dụng phụ hơn như ít buồn nôn hơn đặc biệt là giảm tác dụng phụ lên thận. Tuy nhiên carboplatin còn ức chế tạo máu, gây ra tình trạng thiếu máu ở người bệnh.

Trong các trường hợp tái phát, di căn bác sĩ còn có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc chữa ung thư khác như Irinotecan, Topotecan, Pemetrexede, Vinorelbine.

Cách điều trị ung thư cổ tử cung theo từng giai đoạn của bệnh

Việc lựa chọn phương pháp để điều trị cần dựa trên các giai đoạn của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe có đáp ứng được điều trị hay không. 

  • Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1: Khi khối u vẫn còn ở dạng khu trú, việc phẫu thuật cắt bỏ khối u bảo toàn khả năng sinh sản là một cách điều trị phổ biến và đạt hiệu quả tốt.

Bệnh nhân có mong muốn bảo toàn khả năng sinh sản thường sẽ được chỉ định phẫu thuật khoét chóp loại để bỏ khối u ung thư, và có thể kết hợp xạ trị sau đó để tiêu diệt tế bào bệnh còn sót lại. Nếu không có mong muốn tiếp tục sinh con, thì phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ cổ tử cung, tử cung sẽ giúp loại bỏ hết khối u và tế bào ung thư đang tiến triển di căn tốt hơn…

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 2: Cách điều trị ung thư giai đoạn này ban đầu thường là sử dụng biện pháp hóa xạ trị kết hợp. Nếu như khối u chưa lan rộng ra khắp vùng chậu thì có thể phẫu thuật loại bỏ cổ tử cung và nạo vét hạch sẽ đạt kết quả tốt.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 và 4A: Lúc này các tế bào ung thư đã xâm lấn đến nhiều đến các vùng lân cận nên việc phẫu thuật cắt bỏ tử cung không thể loại bỏ hoàn toàn các tế bào bệnh. Phác đồ hóa trị – xạ trị kết hợp thường được sử dụng với xạ trị kết hợp trong và ngoài cơ thể.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 4: Việc điều trị phẫu thuật cắt bỏ cũng như hóa xạ trị trong giai đoạn này chỉ có thể giúp giảm sự tiến triển của bệnh, không thể điều trị hiệu quả do lúc này các tế bào ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan. Liệu pháp trúng đích hoặc liệu pháp miễn dịch sẽ có thể đạt hiệu quả hơn, giúp cho bệnh nhân giảm đau đớn.

https://docs.google.com/spreadsheets/d/1uus7_r5PYZgZ4dn_d-YfpXi1vNPIGViRhknHUMdkd2c/edit#gid=196283469

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc Lenvaxen 4mg

Thuốc Lenvima 4mg Lenvatinib

Thuốc Garnotal 100mg